VỀ MỤN XƠ DỪA

VỀ MỤN XƠ DỪA

19:52 - 11/07/2021

BÁNH MỤN DỪA ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO

Mụn dừa hay còn được gọi là cám dừa là giải pháp hữu cơ để thay thế đất trong trồng trọt. Mụn dừa được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp công nghệ cao như: ươm mầm giá thể, trồng rau, dưa chuột, dâu tây, dưa lưới...

Tuy nhiên, cần phải xác định thế nào là mụn dừa chất lượng, có phù hợp với loại cây mình định trồng hay không. Để đánh giá chất lượng mụn dừa, ngoài các thông số (sẽ nêu rõ ở một bài khác) thì cần phải biết mụn dừa được sản xuất như thế nào.

Trước khi đi vào chi tiết cần làm rõ một số khái niệm như sau:

Vỏ dừa

 

 

Mụn dừa

 

 

Xơ dừa

 

 

Chíp dừa

 

 

 

1. Mụn dừa được sản xuất ở đâu

Mụn dừa được sản xuất nhiều nhất ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới. Srilanka và Ấn Độ là 2 nước sản xuất mụn dừa lớn nhất thế giới. Gần đây ngành dừa cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia và Philipin.

Mụn dừa được tạo ra từ vỏ dừa thông qua một số các công đoạn chế biến. Quy trình và kỹ thuật chế biến sẽ tác động lớn đến chất lượng mụn dừa và kết quả là quyết định năng suất của mùa vụ.

Để đảm bảo chất lượng của mụn dừa, các công đoạn sản xuất cần thiết như sau:

2.Lựa chọn vỏ dừa

Vỏ dừa là nguyên liệu để sản xuất mụn dừa vì vậy bước đầu tiên là lựa chọn vỏ dừa phù hợp. Vỏ dừa phải là vỏ dừa già (không dùng vỏ dừa non hay vỏ dừa xiêm sẽ tạo ra nhiều mụn li ti làm bít các lỗ thoáng khí không tốt cho cây trồng), không lẫn đất cát, tạp chất.

3. Nghiền vỏ dừa

Nghiền vỏ dừa là công đoạn tách các sợi xơ dài. Sợi xơ dài thường được dùng để làm dây thừng, thảm, đệm oto. Sau khi tách xơ dài sẽ còn lại hỗn hợp mụn và xơ trung bình (chiều dài dưới 10cm) và thường được gọi là giá thể xơ dừa chưa qua xử lý. Giá thể xơ dừa chưa qua xử lý có hàm lượng lignin ( và tanin (thường được gọi là chất chát) cao làm cản trở sự phát triển của cây trồng, chúng làm cho cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng và không khí, khiến cho cây cối bị còi cọc và dẫn đến tình trạng cây trồng cây bị chết.

4. Ủ

Ủ là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý mụn xơ dừa. Hiện nay ở Việt Nam, ngoài Tuff Việt Nam (sản xuất theo quy trình của Israel) thì chưa có bên nào thực hiện quá trình ủ này. Quá trình ủ giúp phá vỡ một số cấu trúc không ổn định trong mụn dừa, ổn định lignin và cellulose, giảm sự hoạt động của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ tiêu thụ ít nito hơn dẫn đến kết quả tốt hơn trên đồng ruộng. Kỹ thuật ủ và thời gian ủ là một trong những bí quyết của Israel tạo nên sự khác biệt về chất lượng của Tuff Việt Nam so với các sản phẩm khác.

5. Rửa

Rửa hay còn được gọi là xử lý mặn là quá trình để giảm muối trong mụn dừa. Độ mặn trong mụn dừa được đo bằng độ dẫn điện (EC). Thông thường quá trình rửa sẽ kết thúc khi EC đạt giá trị dưới 0,5 mS/cm.

6. Phơi, sấy và đóng bánh

Phơi và sấy nhằm giảm độ ẩm mụn xơ dừa về dưới 15% đủ điều kiện để đóng bánh.

Sau khi phơi khô (độ ẩm dưới 15%) thì mụn xơ dừa được đóng thành bánh (thông thường kích thước 30cmx30cmx10-12cm có khối lượng 5kg) để thuận tiện trong vận chuyển, lưu kho.

LỢI ÍCH CỦA GIÁ THỂ MỤN DỪA

Mụn xơ dừa là một phế phẩm tự nhiên của ngành công nghiệp trồng dừa và cũng là một trong những giá thể hữu cơ linh hoạt nhất trong trồng trọt. Mụn xơ dừa có khả năng chống lại mầm bệnh một cách tự nhiên, khả năng giữ nước (giúp tiết kiệm nước cũng như chất dinh dưỡng), khả năng thoáng khí tuyệt vời.

Lợi ích của giá thể mụn xơ dừa:

  • Là giá thể hoàn toàn hữu cơ và có thể tái sử dụng.
  • Thành phần đồng nhất, không mùi.
  • Khả năng giữ ẩm cao và hấp thụ tuyệt vời.
  • Độ xốp cao giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ.
  • Chứa các chất hữu cơ tự nhiên và các vi sinh vật có lợi.
  • Giá cả hợp lý, chất lượng cao.

Lợi ích của mụn xơ dừa đóng bánh:

  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển (giảm đến 75%), chi phí lưu kho.
  • Mụn xơ dừa đóng bánh ở độ ẩm thấp (dưới 20%) nên tránh được nguy cơ nhiễm sâu bệnh trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho.